Bạn là một học sinh trung học hay là một sinh viên đang ngồi trên giảng đưởng Đại học, với bạn việc học là điều quan trọng và cần thiết phản thành công đúng không?
Có rất nhiều học viên khổ sở vì không biết tìm cách học nào cho bản thân là hiệu quả nhất. Nay, tôi xin giới thiệu với bạn một cách học mà tôi đã áp dụng và đạt được nhiều kết quả tốt. Đó chính là bí quyết chủ trong trong học tập (học tập năng động).
Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta hãy tìm hiểu việc học năng động giúp ta cải thiện thành tích như thế nào nhé! Bạn sẽ cảm thấy việc học tập đạt hiệu quả cao hơn, bạn phấn chấn hơn và điều quan trọng là bạn nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với kết quả bạn gặp hái được. Hãy xét một ví dụ, bạn cho rằng bạn là một học sinh năng động ư? Bạn năng động thế nào nhỉ? Bạn chăm chỉ làm bài tập, xem bài trước ở nhà, lên lớp chăm chú nghe giảng, đi học thêm, từ chối những cuộc dạo chơi với bạn bè để ở nhà học bài. Nhưng... kết quả là bạn đạt chỉ đạt thành tích khiêm tốn, bạn xếp hạng lơ lửng ở giữa lớp.
Bạn có để ý những người đứng đầu lớp lại là những người rủ bạn đi chơi không? Một câu hỏi được đặt ra rằng tại sao học có thời gian đi chơi mà vẫn học giỏi? Họ thông minh hơn bạn? Không, họ không thông minh hơn bạn đâu. Điểm khác biệt ở dây chính là họ không đơn thuần là xem bài trước, làm bài tập, nghe giảng mà học còn tích cực đặt câu hỏi, ghi chép thật dễ hiểu, tìm hiểu kiến thức bên ngoài và cách học của họ cũng khác xa với bạn hiện tại. Sau đây, tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm va tôi đã và đang áp dụng trên con đường học tập miệt mài vủa mình:
Soạn bài: Viêc đặt những câu hỏi có tính khái quát cao không đạt hiệu quả bằng việc đào sâu một vấn đề cụ thể. Khi soạn bài trước bạn có thường xuyên đặt vấn đề cho mình tại sao lại có định lý này hay không? Hay công thức tính áp suất còn được dùng dể suy ra gì nữa không? Hoặc tại sao Py-ta-go lại chứng minh được tam giác vuông có bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông? Viêc này sẽ giúp bạn nắm chắc bài học và biết mình cần hướng trọng tâm vào những điều gì. Và bạn thuộc bài ngay tại lớp, không cần phải mất một khoảng thời gian ở nhà để học bài.
Quan sát: Đây là kĩ năng cơ bản nhất. Giả sử, khi qua sát bất kì hình ảnh, hãy cố gắng hiểu những chi tiết then chốt của chúng. Trước hết hãy chú tâm đến tiêu đề và đôi khi là tác giả của bức ảnh đó, điều này giúp bạn sơ lược được bạn đang tiếp thu về điều gì. Sau đó, bạn hãy quan sát đến cách bố trí, màu sắc như thế nào: “sáng – tối”, “đơn giàn – phức tạp”… Hãy cố gắng đưa chúng vào nảo một cách ấn tượng nhất. Quan sát càng chi tiết thì bạn sẽ càng nhớ lâu hơn.
Quan sát + Lắng nghe: Nền giáo dục hiên nay đang được cải tiến nên việc dạy và học trên giáo án điện tử đã trờ nên quen thuộc. Bạn có biết cách phát huy hết hiệu quả của sự đổi mới này chưa? Hầu như học sinh chỉ mới khai thác được phần nổi của tảng băng mà chưa hiểu được phàn chìm của nó. Ta thường có xu hướng xem hình ảnh minh hoa một cách bao quát, những để nắm toàn ý vì thời gian trình chiếu rất nhanh. Nhưng việc quan sát càng chi tiết và lắng nghe đến từng chi tiết nhỏ nhất là điều rất quan trọng. Việc phối hợp những bí quyết ở trên sẽ giúp bạn vượt qua sự khó khăn về thời gian để hiểu bài từ tổng quát đến những ý nhở nhất.
Viết: Đừng quên viết bài, nhưng chỉ viết những từ ngữ chủ chốt cùa từng ý mà thôi. Khi học bài bạn chỉ việc xem lại ghi chú và tự động mọi kiến thức như tài diễn trong não bạn. Chắc chắn dù tập trung đến đâu bạn cũng không thể ghi chép hoặc hiểu tất cả các ý có trong bài vì vậy, sau giờ học bạn nên trao dổi những gì ghi được với bạn bè, bạn sẽ tìm ở họ những điều bạn bỏ sót và ngược lại.
học nhóm: Chắc hẳn ít nhiều trong chúng ta ai cũng biết đến viêc học nhóm nhưng ít người dánh giá cao việc học theo kiểu này. Quan điểm này thật sai lầm. Hãy nghĩ lại xem khi thầy cô cho bạn cơ hội họp nhóm trong lớp để làm gì? Để chơi? Để tám chuyện chăng? Không phải. Học nhóm tạo điều kiện để bạn trao đổi, học hỏi thêm những điều mới từ bạn bè. Có những kiến thức không nằn trong sách vở nhưng lại rất quan trọng cho bạn sau này.
Thuyết trình: Đừng e ngại khi được thuyết trình trước lớp. Hãy nhủ rằng đây là cơ hội để bạn soạn bài kĩ hơn, để bạn phát triển ý tưởng, “luyện giọng”, giao tiếp với mọi người trong lớp,… Bạn sẽ gặp những câu hỏi trời ơi đất hỡi, những câu hỏi không đâu từ những người không chịu lắng nghe, hãy cố gắng tra lời họ ngắn gọn nhất có thể. Bên cạnh đó cũng sẽ có những hỏi rất hay, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu bài thật kĩ. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn đạt câu hỏi ngược lại cho những người bên dưới để kiểm tra họ hiểu như thế nào đồng thời bài học một lần nữa vào được lặp lại trong não bạn. Và đừng quên rút kinh nghiệm sau mỗi lần thuyết trình bạn nhé!
Nói + Hành động: Hỏi là việc rất quan trọng nhưng khi đã hiểu, việc áp dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống hằng ngày lại còn cần thiết hơn. Tiếp xúc với những kiến thức ấy hằng ngày chắc chắn hình thành trong bạn một phản xa tự nhiên, khi gặp một tình huống tương tự bạn không mất nhiều thời gian để suy nghĩ phải làm thế nào nữa. Điển hình như việc học Anh văn, mỗi ngày bạn chỉ cần nói vài câu tiếng Anh với bạn bè, cứ như thế từ vụng, cách phát âm như thế nào đã được hằng sâu trong đầu bạn. Đến khi gặp người nước ngoài bạn tự tin nói lưu loát, đơn giản vì bạn đã nói như thế từ rất lâu rồi.
Theo banvatoi
Tidak ada komentar:
Posting Komentar